Hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng là hai loại hợp đồng tài chính thường được sử dụng khi có nhu cầu vay mượn tiền. Mặc dù cả hai loại hợp đồng này đều liên quan đến việc cung cấp tiền cho một bên và cam kết trả lại số tiền đó cho bên cho vay, nhưng chúng vẫn có nhiều điểm khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt giữa hai loại hợp đồng.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

1. Hợp đồng vay tiền là gì? Hợp đồng tín dụng là gì?

Để biết các tiêu chí phân biệt hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng, trước hết cần nắm được định nghĩa của hai loại hợp đồng này. Cụ thể:

Hợp đồng vay tiền

1.1 Hợp đồng vay tài sản là gì?

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tiền là loại hợp đồng có nội dung là sự thỏa thuận của các bên về việc một bên (bên cho vay) cho bên kia (bên vay) vay một số tiền nhất định, đồng thời bên vay sẽ phải trả lãi cho bên cho vay nếu hai bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Ví dụ: A vay B số tiền là 20 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng mà không mất tiền lãi. A và B viết giấy vay tiền với nhau.

>>> Xem thêm: Thủ tục chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền như thế nào? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

1.2 Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng hay chính là thỏa thuận cho vay được nêu tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Theo đó, đây là thỏa thuận được lập bằng văn bản gồm các nội dung tối thiểu gồm:

– Thông tin về ngân hàng cho vay, người vay.

Xem thêm:  Thị phần là gì? Thị phần được xác định như thế nào?

– Thông tin về việc cho vay, hạn mức vay, lãi suất, mục đích vay, đồng tiên và phương thức cho vay…

Có thể thấy, hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng được giao kết về việc cho vay giữa tổ chức tín dụng (ngân hàng, tổ chức tài chính…) với cá nhân, tổ chức.

Ví dụ: Anh A có vay thế chấp căn hộ chung cư tại tỉnh B tại ngân hàng TMCP C số tiền 500 triệu đồng trong thời hạn 20 năm với lãi suất là 7%/năm. Anh A đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng C với các nội dung như đã đề cập ở trên.

>>> Xem thêm: Mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua đất qua môi giới là bao nhiêu?

2. Phân biệt hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng

Hợp đồng vay tiền

Sau khi biết định nghĩa về hai loại hợp đồng này, dưới đây là các tiêu chí để phân biệt hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng:

Tiêu chíHợp đồng vay tiềnHợp đồng tín dụng
Căn cứBộ luật Dân sự năm 2015Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Định nghĩaHợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay đủ tiền vay và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.Không có định nghĩa cụ thể mà có thể hiểu hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng vay vốn giữa một bên là cá nhân, tổ chức và một bên là tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng cho cá nhân, tổ chức vay vốn theo lãi suất, thời hạn, số tiền vay… theo thỏa thuận.
Hình thứcBằng lời nói hoặc văn bản (bao gồm cả phương thức điện tử)Bắt buộc bằng văn bản
Đối tượngTài sản nói chung, có thể là tiền, vật hoặc là giấy tờ có giáTiền
Các bênNgười vay và người cho vay là tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sựBên cho vay bắt buộc là tổ chức tín dụngBên vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức
Lãi suấtDo các bên thỏa thuận nhưng không được quá 20%/năm trừ trường hợp có quy định khácDo các bên thỏa thuận nhưng phải thực hiện theo quy định của ngân hàng Nhà nước

>>> Xem thêm: Chi phí công chứng ngoài trụ sở đối với việc người bị ốm nặng, không đi lại được là bao nhiêu?

Xem thêm:  Giấy tờ mua bán xe có cần phải công chứng, chứng thực không?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng có điểm gì khác nhau?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Những điều cần biết hợp đồng nguyên tắc

>>> Khi nào hợp đồng mua bán đất có hiệu lực? Giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn?

>>> Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu nhanh chóng? Xác nhận sơ yếu lý lịch cần mang theo gì?

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Có thể công chứng văn bản dịch thuật đa ngôn ngữ ở đâu?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *