Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phát sinh từ quá trình làm việc và tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động. Những người làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và các ngành khác có thể tiếp xúc với các yếu tố gây hại cho sức khỏe, gây ra những tác động tiêu cực lên cơ thể, gây ra các bệnh liên quan đến công việc. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ là gì? Đất đang xảy ra tranh chấp có được cấp sổ không?

1. Nội dung khám bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

Bệnh nghề nghiệp

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT, khi tham gia khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được khám lâm sàng và cận lâm sàng với các nội dung sau đây để phát hiện bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:

TTTên bệnhYếu tố có hạiNội dung khám
Lâm sàngCận lâm sàng
1.Bụi phổi silic nghề nghiệpBụi silicHệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp Xquang phổi; đo chức năng hô hấp.
2.Bụi phổi amiăng nghề nghiệpBụi amiăngHệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp X quang phổi, đo chức năng hô hấp.
3.Bụi phổi bông nghề nghiệpBụi bông, đay, lanh, gaiHệ hô hấp, tuần hoàn, Tai – Mũi – Họng.– Đo chức năng hô hấp- Thử nghiệm lấy da- Máu
4.Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệpYếu tố gây viêm phế quảnHệ hô hấp, tuần hoàn.– Đo chức năng hô hấp- Chụp X-quang phổi
5.Hen phế quản nghề nghiệpChất gây mẫn cảm, kích thích gây hen phế quảnHệ hô hấp, tuần hoàn– Đo chức năng hô hấp trước và sau ca làm việc- Thử nghiệm lấy da
6.Bụi phổi talc nghề nghiệpBụi talcHệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp.
7.Bụi phổi than nghề nghiệpBụi thanHệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp.
8.Nhiễm độc chì nghề nghiệpChì vô cơ, hữu cơ và các hợp chất của chìHệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, tâm thần, Tai – Mũi – Họng– Máu: định lượng chì máu
– Nước tiểu: định lượng chì niệu
9.Nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳngBenzen, hoặc toluen, hoặc xylenHệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, da, niêm mạc và hệ tạo máu.Máu: Công thức máu, huyết sắc tố, tiểu cầu, thời gian máu đông
10.Nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệpThủy ngân vô cơ hoặc hữu cơ và các hợp chất của thủy ngânHệ thần kinh, tâm thần, tiêu hóa, tiết niệu, mắt, da, niêm mạc và răng.– Máu: Công thức máu, thủy ngân máu
– Nước tiểu: thủy ngân niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu.
– Tủy đồ
11.Nhiễm độc mangan nghề nghiệpMangan và các hợp chất của manganHệ hô hấp, thần kinh, vận động, tiêu hóa.– Máu: Công thức máu,- Nước tiểu: mangan niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu.- Tủy đồ (nếu cần).
12.Nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệpTrinitrotoluen (TNT)Hệ thần kinh, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tiết niệu, mắt…– Máu:
– Nước tiểu:
13.Nhiễm độc asen nghề nghiệpAsen và hợp chất asenHệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da.– Máu: Công thức máu
– Nước tiểu: Asen niệu, albumin
– Định lượng asen tóc
14.Nhiễm độc nicôtin nghề nghiệpNicôtinHệ thần kinh, tâm thần, tuần hoàn, hô hấp.– Máu: Công thức máu.
– Nước tiểu: Định lượng cotinin hoặc nicôtin niệu.
15.Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệpHóa chất bảo vệ thực vật nhóm photpho hoặc cacbamatHệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, da– Máu: Công thức máu, định lượng men cholinesteraza hồng cầu hoặc huyết tương- Nước tiểu: albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu- Định lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong máu hoặc chất chuyển hóa trong nước tiểu (nếu cần).
16.Nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệpCacbon monoxit Hệ thần kinh cơ, hệ tuần hoàn, tim mạch.– Máu: Định lượng HbCO
– Đo điện tim
– Siêu âm tim, mạch
17.Nhiễm độc cadimi nghề nghiệpCadimi và hợp chất cadimiHệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, xương khớp.– Nước tiểu: Cadimi niệu, albumin, beta2-micro-globulin niệu
– Đo độ loãng xương, chụp X-quang xương
– Chức năng gan, thận, X-quang tim phổi
18.Phóng xạ nghề nghiệpBức xạ ion hóaHệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết.– Máu: Huyết đồ
– Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể
19.Điếc nghề nghiệp do tiếng ồnTiếng ồnChuyên khoa Tai mũi họng– Đo thính lực đơn âm.
20.Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộRung tần số cao do sử dụng dụng cụ cầm tayHệ xương khớp, thần kinh và mao mạch ngoại vi.– Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai.
– Nghiệm pháp lạnh
– Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau
21.Giảm áp nghề nghiệpGiảm nhanh áp suất bên ngoài cơ thểHệ thần kinh, xương khớp, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tai mũi họng.– Chụp X-quang xương, khớp
– Đo thính lực đơn âm
– Đo điện tim
– Nước tiểu
22.Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thânRung cơ học tác động toàn thânCơ xương khớp, thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu– X-quang cột sống thắt lưng
– Chụp CT scanner hoặc MRI cột sống thắt lưng, nội soi dạ dày
23.Sạm da nghề nghiệpYếu tố gây sạm daDa, niêm mạc– Đo liều sinh học
– Nước tiểu
24.Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crômCrôm VIDa, tai mũi họng– Thử nghiệm áp bì
25.Leptospira nghề nghiệpXoắn khuẩn LeptospriaHệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da– Phản ứng ngưng kết tan Martin -Pettit
– Tìm xoắn khuẩn trong máu
26.Bệnh nốt dầu nghề nghiệpDầu, mỡ bẩnDa, niêm mạc.– Thử nghiệm lấy da
– Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng.
– Đo pH da
27.Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dàiMôi trường ẩm ướt, lạnh kéo dàiDa, niêm mạc, móng– Đo pH da
– Xét nghiệm nấm da, móng, vi khuẩn vùng da tổn thương
28.Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao suCao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao suDa, hô hấp– Thử nghiệm lấy da
– Thử nghiệp áp da
29.Lao nghề nghiệpVi khuẩn laoHệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da, tiết niệu, xương khớp…– Chụp X-quang phổi.
– Tìm AFB trong đờm, trong dịch sinh học, phản ứng Mantoux, tốc độ máu
30.Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệpVi rút viêm gan BHệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc– Máu: HBsAg, AST, ALT, công thức máu.
– Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật,…
31.Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệpHIVDa, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu– Máu: Công thức máu, xét nghiệm HIV
32.Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệpVi rút viêm gan CHệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc– Máu: Anti HCV, AST, ALT, công thức máu.
– Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,…
33.Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệpBụi amiăngHệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa– Chụp X-quang phổi, CT scaner, đo chức năng hô hấp.
– Mô bệnh học, hóa mô miễn dịch
34.Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệpBức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóngMắt, thần kinhSiêu âm mắt, đo nhãn áp

>>> Tìm hiểu thêm: Trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ cho hộ gia đình

Xem thêm:  Mua nhà phải đặt cọc bao nhiêu tiền? Thủ tục mua nhà như thế nào?

2. Người lao động được khám bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Căn cứ khoản 4 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

Theo đó, người lao động phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y yế được cấp phép khám bệnh nghề nghiệp do Cục Quản lý môi trường y tế công bố.

Bệnh nghề nghiệp

>>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở miễn phí – giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho quý khách.

3. Người mắc bệnh được điều trị thế nào?

Khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mà người lao động được chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đưa người đó đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp 

Các chi phí cho hoạt động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động đều sẽ do người sử dụng lao động chi trả.

Cụ thể, căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:

– Chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế.

Xem thêm:  Mẫu di chúc viết tay hợp pháp mới cập nhật

– Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu.

– Toàn bộ chi phí khám, điều trị cho người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp, người lao động còn được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ. Khoản tiền này được tính theo mức bình quân của 6 tháng liền kề trước khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp 

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền: Thủ tục thực hiện như thế nào?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Bệnh nghề nghiệp là gì? Khám bệnh nghề nghiệp là khám những gì?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Để nhập hộ khẩu có cần sổ đỏ hay không? [2023]

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất và giấy tờ cần chuẩn bị?

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2023

>>> Làm sao để phát hiện sổ đỏ bị làm giả? Cách kiểm tra sổ đỏ giả đơn giản bằng mắt thường, chính xác 100%.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *