Bệnh đậu mùa khỉ? Những điều cần biết liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ. Chắc hẳn chúng là đã không còn xa lạ gì với căn bệnh đậu mùa khỉ, đây là một căn bệnh nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến căn bệnh trên.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất hiện nay tại các văn phòng công chứng được tính dựa trên căn cứ nào? 

1. Đậu mùa khỉ là gì? Có nguy hiểm không?

1.1 Đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh được gây ra bởi một loại virus, chúng có cơ chế hoạt động và tính chất tương tự virus đậu mùa. Triệu chứng cơ bản của loại bệnh này là sốt, đau đầu, đau cơ, nổi hạch,…

Đậu mùa khỉ là gì?

Theo Quyết định ban hành kèm theo Quyết định số 2265/QĐ-BYT năm 2022, đậu mùa khỉ có tên tiếng anh là monkeypox, không phải là căn bệnh mới xuất hiện gần đây. Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện lần đầu tiên trên đàn khỉ được nuôi nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học vào năm 1958.

Bệnh đậu mùa khỉ được gây ra chủ yếu do 02 nhóm virus, virus nhánh Trung Phi và virus nhánh Tây Phi. Các nhánh virus Trung Phi thông thường sẽ gây ra triệu chứng bệnh nặng hơn và lây lan nhanh hơn nhánh còn lại.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người mắc loại bệnh này có tỷ lệ tử vong dao động từ 0 – 11%, đối với trẻ em sẽ có tỷ lệ cao hơn. Và theo CDC Hoa Kỳ – trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, có khoảng 1% tỷ lệ tử vong này liên quan đến virus Đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi, và đối với những người suy giảm miễn dịch có tỷ lệ tử vong cao hơn.

1.2 Bệnh đậu mùa khỉ có lây không?

Theo Hướng dẫn tại Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ động vật sang người. Con người khi ăn động vật chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc bị động vật đang nhiễm virus cắn sẽ gây ra bệnh đậu mùa khỉ.

Đối với các ca bệnh lây nhiễm từ người sang người sẽ rơi vào các trường hợp sau:

  • Tiếp xúc gần qua đường hô hấp.
  • Sử dụng các vật dụng (quần, áo, gối, mền,…) của người bị nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm do tiếp xúc với vết thương hở hoặc máu của người nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
  • Lây nhiễm qua đường tình dục – theo nghiên cứu giả định của Bộ Y tế.

Tại Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm B. Và hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã được hủy bỏ cảnh cáo mức độ cao nhất về tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu.

1.3 Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng về di chứng của căn bệnh. Vậy, loại bệnh này có thực sự nguy hiểm?

Do đến thời điểm hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ không có thuốc đặc trị chính thức. Vì thế, đậu mùa khỉ được xem là căn bệnh khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ và rèn luyện sức khỏe thường xuyên để tránh tình trạng xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Mặc dù, loại bệnh này nguy hiểm nhưng chúng sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể để lại các biến chứng như: nhiễm trùng da, viêm phổi, bệnh liên quan đến trí nhớ và bệnh về các vấn đề về mắt.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Bắc Từ Liêm có bao nhiêu văn phòng công chứng miễn phí công chứng ngoài trụ sở? 

Xem thêm:  Phân chia di sản thừa kế là đất có nguồn gốc do ông bà để lại như thế nào?

Mới đây ngày 20/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ca tử vong đầu tiên do mắc bệnh đậu mùa khỉ – bệnh nhân là người đàn ông 30 tuổi, đã nhập viên điều trị khoảng 10 ngày trước khi tử vong.

2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022, bệnh Đậu mùa khỉ có một số triệu chứng dưới đây:

  • Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến các triệu chứng nặng tùy vào đối tượng mắc bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người có bệnh nền, phải được theo dõi sát sao tại bệnh viện nếu có nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Bệnh đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh tầm 5 – 21 ngày hoặc 6 – 13 ngày. Mỗi người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn. Nhưng chung quy, bệnh đầu mùa khỉ sẽ gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban,… Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của loại bệnh này.

2.1 Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát

Sau thời gian ủ bệnh, người mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát
  • Sốt: nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng cao hơn 38 độ C và thông thường nhiệt độ cao nhất vào buổi chiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt là do cơ thể đang phản ứng lại với virus.
  • Đau đầu, đau họng và đau cơ: việc nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ khiến người bệnh đau nhức ở phần đầu, đau cơ hoặc đau họng
  • Mệt mỏi và buồn nôn: triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong tình trạng buồn ngủ và cạn kiệt nặng lượng. Ngoài ra, cơ thể khó chịu có thể đã đến nôn nao và gây buồn nôn.
  • Nổi hạch: một số người bệnh sẽ bị xuất hiện các sưng hạch nhỏ trên khắp cơ thể. Việc nổi hạch này phản ánh lên việc cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh.

Các triệu chứng này sẽ xuất hiện từ 01 – 05 ngày, có thể lây nhiễm cho người khác ở giai đoạn này.

2.2 Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu phát ban và sốt cao. Các nốt đỏ xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là mặt, tay và chân. Ngoài ra, các điểm nhạy cảm như mắt, miệng, cơ quan sinh dục vẫn có thể bị phát bạn.

Các nốt ban đỏ thường lây lan trên cơ thế trong vòng 1 ngày, và chúng thường trải qua 3 giai đoạn như sau:

  • 10 ngày đầu tiên ở giai đoạn này, da sẽ tự động nổi các mụn nước, mụn mủ li ti khắp cơ thể. Khi chạm vào mụn mủ có thể bị vỡ và gây lở loét.
  • Sau khoảng thời gian trên, các mụn nước, mụn mủ sẽ bắt đầu đóng vảy. Và người bệnh sẽ trải qua khoảng 1 tuần để các lớp vảy khô đi.
  • Sau 1 tháng nổi ban, các lớp vảy sẽ tự động khô và rơi ra. Người bệnh cần thoa thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ để làn da nhanh chóng phục hồi. Đây cũng là giai đoạn người bệnh không có khả năng truyền nhiễm.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại Hà Nội?

Sau giai đoạn toàn phát, cơ thể người bệnh sẽ tự phục hồi và khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai phải được theo dõi kỹ càng tại giai đoạn toàn phát nhằm tránh các rủi ro không đáng có.

3. 7 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ

Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ có thể được phòng ngừa theo 7 biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, người bệnh phải tự cách ly và hạn chế cho người xung quanh tiếp xúc các đồ dùng có nguy cơ nhiễm bệnh hay tiếp xúc trực tiếp ở cự ly ngắn.
  • Thường xuyên rửa tay: Người bệnh và người tiếp xúc với người bệnh phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Che miệng và mũi khi ho: khi ở nơi công cộng, nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với quá nhiều người.
  • Tuyệt đối không khạc nhổ bữa bãi nơi công cộng: đậu mùa khi có thể lây lan qua các dịch trong cơ thể. Vì thế, tuyệt đối không khạc nhổ gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
  • Khai báo cho cơ quan y tế khi phát hiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, người nghi ngờ mắc phải tự cách ly và theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Liên hệ cơ quan Y tế khi đã từng đi qua vùng dịch bệnh: nhanh chóng liên hệ với cơ quan Y tế để được tư vấn và theo dõi khi đã từng đi qua vùng dịch bệnh .
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn thực phẩm sạch, tăng cường tập thể dục, thể thao và nâng cao sức khỏe.
Xem thêm:  Hướng dẫn cách chia thừa kế khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình [2023]

Trên đây là thông tin về: “Bệnh đậu mùa khỉ? Những điều cần biết liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ” Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì? 

>>> Thủ tục công chứng mua bán nhà bao gồm những gì? Văn phòng nào chuyên thực hiện các giấy tờ mua bán nhà đất giá rẻ? 

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hiện nay tại văn phòng công chứng nào là rẻ nhất?

>>> Ở quận Đống Đa văn phòng công chứng nào chuyên làm các dịch vụ giấy tờ nhà đất, dịch vụ làm sổ đỏ uy tín?

>>> Bảo hiểm nhân thọ từ ngày 02/11/2023 có những hướng dẫn mới

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *