Thủ tục hiến tạng sau khi chết thực hiện như thế nào? Nhiều người có mong ước được hiến tạng sau khi chết. Vậy thủ tục hiến táng được thực hiện như thế nào?

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Xa La địa chỉ công chứng ngoài giờ hành chính giá rẻ nhất Hà Nội

1. Hiến tạng sau khi chết là gì?

Đăng ký hiến tạng sau khi chết là việc cá nhân tự nguyện hiến tạng của mình sau khi qua đời. Tuy nhiên, việc đăng ký sẽ thực hiện tại thời điểm người có nhu cầu hiến tạng vẫn đang còn sống.

Người có nhu cầu hiến tạng có thể thực hiện việc hiến tạng ngay khi còn sống hoặc sau khi qua đời.

Hiến tạng sau khi chết là gì?

Việc hiến tạng sau khi chết chỉ thực hiện khi người có nhu cầu đã đăng ký nhu cầu hiến tạng sau khi chết và việc xác định chết não là cơ sở pháp lý để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể người có thẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết.

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký là gì? Những điều cần lưu ý khi chứng thực chữ ký tại các văn phòng công chứng. 

Lưu ý: Ngoài việc hiến tạng sau khi chết, còn có thể hiến xác sau khi chết.

2. Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết

Để thực hiện thủ tục hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu cần đáp ứng và chuẩn bị theo trình tự, thủ tục sau đây:

2.1 Điều kiện thực hiện thủ tục hiến tạng sau khi chết

Căn cứ Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 (trong bài viết sẽ sử dụng từ “Luật” thay thế), điều kiện để được thực hiện quyền hiến tạng là:

Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết

– Người hiến tạng phải từ 18 tuổi trở lên.

– Người hiến tạng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

– Người hiến tạng, người được hiến và các cơ quan, tổ chức liên quan không được vi phạm các nguyên tắc cũng như những điều bị cấm trong việc hiến tạng: Trộm mô, bộ phận cơ thể người, xác; mua bán mô, bộ phận cơ thể người, xác người; quảng cáo, thực hiện hiến tạng vì mục đích thương mại…

2.2 Hồ sơ đăng ký hiến tạng sau khi chết

Người có đủ điều kiện nêu trên, có nhu cầu hiến tạng sau khi chết thì điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký hiến tạng sau khi chết theo mẫu ban hành kèm theo phụ lục của Quyết định số 07/2008/QĐ-BYT dưới đây.

Xem thêm:  Tập sự hành nghề công chứng là gì? Những điều cần lưu ý

2.3 Nơi đăng ký đăng ký hiến tạng sau khi chết

Người có đủ điều kiện bày tỏ nguyện vọng về việc hiến tạng với cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, cơ sở y tế sẽ liên hệ và thông báo với trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để phối hợp nhằm thực hiện các thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết cho người hiến.

2.4 Trình tự thực hiện thủ tục hiến tạng sau khi chết

Việc đăng ký hiến tạng sau khi chết sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Người có nhu cầu hiến tạng bày tỏ nguyện vọng với cơ sở y tế gần nhất.

Bước 2: Cơ sở y tế thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội?

Bước 3: Trung tâm này thông báo lại cho cơ sở y tế và cơ sở y tế sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

– Tư vấn trực tiếp cho người hiến các thông tin liên quan đến việc hiến tạng sau khi chết.

– Hướng dẫn đăng ký đơn hiến tạng sau khi chết.

– Kiểm tra sức khoẻ của người hiến tạng.

– Cấp thẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết cho người có nhu cầu.

– Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã cấp thẻ lại cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Lưu ý: Việc đăng ký hiến tạng sau khi chết có hiệu lực kể từ ngày người đăng ký hiến tạng sau khi chết được cấp thẻ đăng ký hiến.

Trên đây là giải đáp chi tiết về “Thủ tục hiến tạng sau khi chết thực hiện như thế nào?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Những điều cần lưu ý khi đăng ký xe từ ngày 15/8/2023

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hiện nay tại văn phòng công chứng nào là rẻ nhất?

>>> Thủ tục công chứng mua bán nhà bao gồm những gì? Văn phòng nào chuyên thực hiện các giấy tờ mua bán nhà đất giá rẻ?

>>> Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì?

>>> Công chứng là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực. Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng. 

>>> Bạo lực gia đình và những điều đáng lưu tâm

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *