Người đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín trong cộng đồng sẽ được nhận hỗ trợ của chính phủ. Vậy mức hỗ trợ là bao nhiêu? Cụ thể quy định trên như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về quy định trên qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại quận Hoàn kiếm? 

1. Dân tộc thiểu số là gì?

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP thì:

Dân tộc thiểu số là gì?

– Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.

Theo Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước.

>>> Xem thêm:  Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không? 

Như vậy, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là 53 dân tộc trong thành phần dân tộc Việt Nam, trừ dân tộc Kinh là dân tộc đa số.

2. Người có uy tín là ai?

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là:

Những người gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền với nhân dân. Có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – trật tự của địa phương.

3. Mức hỗ trợ người có uy tín trong cộng đồng người đồng bào dân tộc

Quyết định 28/2023/QĐ-TTg đã sửa đổi một số nội dung về hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần đối với người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Điều 5 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg.

Xem thêm:  Rừng đặc dụng và những điều cần biết

>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực. Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng. 

Theo đó, căn cứ phân cấp quản lý thực hiện chính sách, người có uy tín được:

– Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết hoặc Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là tỉnh) do địa phương lựa chọn. Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/lần và không quá 02 lần/năm.

– Người có uy tín ốm đau đi điều trị bệnh, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thăm hỏi, hỗ trợ không quá 01 lần/người/năm. Mức chi tối đa trị giá:

  • 03 triệu đồng/người/năm khi điều trị bệnh tại các cơ sở tuyến Trung ương và tương đương;
  • 1,5 triệu đồng/người/năm khi điều trị tại các cơ sở tuyến tỉnh và tương đương;
  • 800.000 đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến huyện và tương đương;
  • 500.000 đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến xã và tương đương.
Mức hỗ trợ người có uy tín trong cộng đồng người đồng bào dân tộc

– Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn đột xuất do sự cố, thiên tai, hỏa hoạn được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận. Mức chi tối đa trị giá 02 triệu đồng/hộ gia đình/năm.

– Thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời. Mức chi không quá 02 triệu đồng/trường hợp đối với cơ quan Trung ương; không quá 01 triệu đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp huyện.

Quyết định 28/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.

Trên đây là thông tin về: “Người đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín trong cộng đồng sẽ được nhận hỗ trợ”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng tại quận Đống Đa

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế lúc nào thì hợp pháp? Văn bản không công chứng có hiệu lực không? 

>>> Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày càng được rút gọn, thuận tiện cho người dân. 

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay được tính dựa trên căn cứ nào? 

>>> Công chứng ủy quyền cần sự có mặt của hai bên hay chỉ cần một bên? 

>>> Bị bắn tốc độ thì cần xử lý như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *