Căn cước điện tử được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử chứa các thông tin cá nhân của mỗi công dân. Tuy nhiên, đôi khi người dùng có thể đối mặt với tình trạng căn cước điện tử bị khóa. Trong trường hợp này, căn cước điện tử được mở khóa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà có mất hiệu lực khi bên cho thuê mất không?

1. Căn cước điện tử là gì?

Theo Điều 31 Luật Căn cước, mỗi công dân Việt Nam đều được cấp 01 Căn cước điện tử.

Trong đó, Căn cước điện tử là Căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Căn cước điện tử

Khoản 2 Điều 31 Luật Căn cước quy định, Căn cước điện tử có danh tính điện tử và các thông tin sau:

– Nơi sinh.

– Nơi đăng ký khai sinh.

– Quê quán.

– Dân tộc.

– Tôn giáo.

– Quốc tịch.

– Nhóm máu.

– Số chứng minh nhân dân 09 số.

– Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ Căn cước, thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.

– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.

– Nơi thường trú.

– Nơi tạm trú.

– Nơi ở hiện tại.

– Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.

– Thông tin nhân dạng.

– Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.

– Thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác theo đề nghị của công dân và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

>>> Xem thêm: Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Thực hiện dịch thuật đa ngôn ở đâu?

2. Căn cước điện tử dùng để làm gì?

Về việc sử dụng Căn cước điện tử, Luật Căn cước quy định:

– Công dân có quyền dử dụng Căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp

– Công dân Việt nam có nghĩa vụ xuất trình thẻ Căn cước, Căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 5)

Xem thêm:  Mở hồ sơ sức khỏe điện tử: Người dân được lợi gì?

– Nghiêm cấm làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung Căn cước điện tử; chiếm đoạt, sử dụng trái phép Căn cước điện tử; sử dụng Căn cước điện tử giả (Điều 7).

– Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân (Điều 31).

Căn cước điện tử

Bên cạnh đó Điều 33 khẳng định, Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về Căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào Căn cước điện tử của người được cấp Căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ Căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong thẻ Căn cước với thông tin trong Căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong Căn cước điện tử.

>>> Xem thêm: Mua đất làm nhà xưởng cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện được thủ tục cấp sổ đỏ?

3. Căn cước điện tử bị khóa, được mở khóa khi nào?

Theo Điều 33 Luật Căn cước, Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:

– Khi người được cấp Căn cước điện tử yêu cầu khóa;

– Khi người được cấp Căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID;

– Khi người được cấp Căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ Căn cước;

– Khi người được cấp Căn cước điện tử chết;

– Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

Căn cước điện tử

Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp:

– Khi người được cấp Căn cước điện tử tự khóa và yêu cầu mở khóa;

– Khi người được cấp Căn cước điện tử bị khóa do vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia và đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận đó;

– Khi người được cấp Căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ Căn cước được trả lại thẻ Căn cước;

– Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền đã khóa thẻ yêu cầu mở khóa.

>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng thực hiện dịch vụ công chứng giấy tờ uy tín, nhanh chóng tại Hà Nội

Xem thêm:  Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi cần lưu ý những gì?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Căn cước điện tử bị khóa, được mở khóa khi nào?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Chê người khác béo, xấu có thể bị phạt tù

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký được tiến hành như thế nào?

>>> Lệ phí công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế tại Phòng công chứng hết bao tiền?

>>> Sổ đỏ làm giả có bị phạt không? Làm sao để kiểm tra sổ đỏ giả tại nhà?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *