Hộ chiếu là một trong những giấy tờ quan trọng cho việc di chuyển quốc tế, đảm bảo việc xác minh danh tính của người mang theo. Trong thời gian gần đây, việc đổi hộ chiếu từ phiên bản cũ sang hộ chiếu có gắn chip đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy, liệu có bắt buộc phải đổi hộ chiếu cũ sang hộ chiếu có gắn chip hay không?

>>> Tìm hiểu thêm: Sổ đỏ là gì? Các thông tin ghi trên sổ đỏ theo quy định mới

1. Có bắt buộc phải đổi hộ chiếu cũ sang hộ chiếu có gắn chip?

Hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử của Việt Nam chính thức được Bộ Công an và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài triển khai cấp từ ngày 01/3/2023.

Cơ quan Công an cho biết, hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử và hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử được sử dụng song song.

Hộ chiếu cũ

Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền được lựa chọn cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử hoặc cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Công dân Việt Nam đã được cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp được sử dụng cuốn hộ chiễu cũ cho đến khi hết thời hạn, không bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

>>> Xem thêm: Giấy ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự có bắt buộc phải công chứng?

2. So sánh hộ chiếu gắn chip với hộ chiếu không gắn chip

Về mặt pháp lý

Cả hai mẫu hộ chiếu đều có giá trị như nhau, cụ thể:

– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Theo khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

hộ chiếu gắn chip

Về hình thức

Hai mẫu hộ chiếu có gắn chip và không gắn chip nhìn qua tương đối giống nhau. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt hẳn so với mẫu hộ chiếu thông thường.

Cụ thể, bên ngoài cuốn hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ có biểu tượng hình con chip mà mẫu hộ chiếu thông thường không có.

Xem thêm:  Hàng tồn kho: Phân loại và kê khai hàng tồn kho

Khi mở bên trong ra, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ có hình con chip ngay ở phía trên dòng số hộ chiếu.

Nếu lật mặt sau của trang giấy, một bên có thêm khung còn với hộ chiếu bình thường sẽ không có gì.

Một điểm đặc biệt với hộ chiếu gắn chíp là các trang trong hộ chiếu đều được in cảnh đẹp của đất nước, ví dụ như Tràng An (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Khuê Văn Các (Hà Nội), Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An…và nhiều địa danh khác.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng sang tên nhà đất cho người thân hết bao nhiêu tiền?

Quy cách, kỹ thuật của mẫu hộ chiếu gắn chip được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA như sau:

a) Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

b) Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

c) Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

d) Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;

đ) Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

e) Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

g) Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

h) Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

i) Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

k) Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất đã sử dụng từ trước năm 1993 được thực hiện như thế nào?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Hộ chiếu cũ có bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu gắn chip hay không?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Có ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Cập nhật lệ phí làm hộ chiếu mới nhất 2023

>>> Quy trình chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

>>> Công chứng bằng tốt nghiệp cần những gì?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đâu? Công chứng mất bao lâu?

>>> Di chúc miệng có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *