Tìm hiểu mức phạt dành cho người vi phạm sử dụng Sổ đỏ giả
Việc sử dụng Sổ đỏ giả, tức là các bản sao, bản nhái là một hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Điều này không chỉ đe dọa tính pháp lý mà còn gây ra những hậu quả cho cả hai bên tham gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hình thức và mức xử phạt dành cho những người vi phạm sử dụng Sổ đỏ giả.
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”
Căn cứ theo quy định trên nếu hành vi sử dụng Giấy chứng nhận giả để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa là 30 triệu đồng.
Ngoài việc phạt tiền thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ giả đã sử dụng để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)
3. Biện pháp khắc phục khi dùng sổ đỏ giả
Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa chính mà phát hiện giấy tờ trong hồ sơ đăng ký biến động (hồ sơ đăng ký sang tên là giả) thì hủy bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ, làm bìa sổ đỏ trọn gói, chuyên nghiệp tại Hà Nội
Ngoài việc quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả thì Nghị định 91/2019/NĐ-CP còn quy định mức xử phạt đối với trường hợp khai báo không trung thực, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ nhà đất, cụ thể:
– Phạt tiền từ 04 – 10 triệu đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp trên.
Kết luận: Người dùng Sổ đỏ giả để mua bán nhà đất bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 30 triệu đồng nếu bị phát hiện và còn thời hiệu; nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù với khung hình phạt cao nhất là chung thân theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
>>> Xem thêm: Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng nhà đất
Trên đây là bài viết về “Tìm hiểu mức phạt dành cho người vi phạm sử dụng Sổ đỏ giả” của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội