Trong xã hội ngày càng tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, việc tuân thủ các quy định và quy tắc liên quan đến môi trường đã trở thành một phần quan trọng của việc kinh doanh và hoạt động sản xuất. Trong trường hợp không có giấy phép môi trường, có bị phạt hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc về mức phạt khi không có giấy phép môi trường.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng đơn giản, chính xác 100% tại nhà.

1. Dự án đầu tư nào bắt buộc phải có giấy phép môi trường?

Các dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý/phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức thì phải có giấy phép môi trường.

mức phạt không có giấy phép môi trường

Bên cạnh đó, dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 nhưng có tiêu chí về môi trường như các dự án đầu tư nhóm I, II, III nêu trên cũng phải có giấy phép môi trường.

Theo đó, dự án đầu tư nhóm I, II, III được xác định như sau:

SttDự ánĐối tượng
1Dự án nhóm I (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao)– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn/quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn/quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
2Dự án nhóm II (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I)– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình/quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình/quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
3Dự án nhóm III (ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I, II)– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý/phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
Lưu ý: Các dự án nêu trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định thì được miễn giấy phép môi trường.

>>> Xem thêm: Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

Xem thêm:  Đất nông nghiệp hết hạn sử dụng có bị thu hồi không?

2. Mức phạt khi không có giấy phép môi trường

Không có giấy phép môi trường mức phạt tiền từ 30 – 220 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động nguồn phát thải từ 03 – 06 tháng thậm chí còn có thể bị di dời dự án, cơ sở đến địa điểm khác. Giấy phép môi trường xuất hiện lần đầu tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, thay thế cho các giấy phép môi trường thành phần gồm:

1- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

2- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

3- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

mức phạt không có giấy phép môi trường

4- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

5- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;

6- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

>>> Tìm hiểu thêm: Phí công chứng Giấy khai sinh cập nhật 2023 

Và các giấy phép môi trường thành phần này vẫn được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn/được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/01/2022 nếu giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, trường hợp cơ sở, dự án đầu tư đang triển khai xây dựng/đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường sẽ bị xử phạt như sau:

Xem thêm:  Phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
Hành viĐối tượngMức phạt
Không có giấy phép môi trườngDự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện/thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện30 – 35 triệu đồng
Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh/thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh150 – 170 triệu đồng
Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường/thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường200 – 220 triệu đồng
Ngoài bị phạt tiền, các dự án đầu tư, cơ sở không có giấy phép môi trường còn:- Bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải từ 03 – 06 tháng;- Buộc di dời dự án đầu tư, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu địa điểm đang thực hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt).

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ở đâu ?

Như vậy, tùy đối tượng không có giấy phép môi trường thì mức phạt tiền sẽ từ 30 – 220 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động nguồn phát thải từ 03 – 06 tháng.

Trên đây là bài viết giải đáp về “Quy định mức phạt khi không có giấy phép môi trường”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Tìm hiểu mức phạt dành cho người vi phạm sử dụng Sổ đỏ giả

>>> Dịch thuật công chứng là gì? Có nên tự dịch hay làm dịch vụ?

>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng bằng tốt nghiệp

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền như thế nào? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *