Lĩnh vực dầu khi người lao động có thời giờ làm việc, nghỉ ngơi như thế nào? Ngày 08/11/2023, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Phạm Văn Đồng có thực hiện công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không?

1. Lĩnh vực dầu khí người lao động làm việc thường xuyên có thời giờ nghỉ ngơi thế nào?

Người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:

Lĩnh vực dầu khí người lao động làm việc thường xuyên có thời giờ nghỉ ngơi thế nào?
  • Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
  • Phiên làm việc tối đa là 28 ngày.

2. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên

– Thời giờ làm việc tiêu chuẩn

Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong 01 năm của người lao động làm việc không thường xuyên được tính như sau:

 Số giờ làm việc chuẩn trong năm  = (Số ngày trong năm – Số ngày nghỉ hàng năm) x 12h
2

Trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng trong năm, số ngày trong năm (SNN) và số ngày nghỉ hàng năm (SNHN) được tính tỷ lệ theo thời gian làm việc từ thời điểm người lao động bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động trong năm đấy.

>>> Xem thêm: Công chứng, chứng thực sổ đỏ sổ hồng thì liên hệ văn phòng nào công chứng thứ 7, chủ nhật?

Ví dụ 1: Anh A làm việc cho Công ty Dầu khí X liên tục từ năm 2007 – 2023.

Số ngày nghỉ hàng năm tăng thêm tương ứng với 16 năm làm việc là 03 ngày.

Số ngày nghỉ hàng năm của anh A trong năm 2023 theo quy định của Bộ luật lao động là: SNHN = 12 + 03 = 15 ngày

Tổng số ngày trong năm 2023: SNN = 365 ngày

Vậy số giờ làm việc chuẩn trong năm 2023 của anh A sẽ là:

Xem thêm:  Có bắt buộc phải đo đạc lại diện tích đất khi sang tên sổ hồng cho con không?
SGLVN =(365 – 15) x 12h= 2100 giờ
2

Ví dụ 2: Anh B làm việc cho Công ty Dầu khí Y từ ngày 01/4/2023.

Số ngày nghỉ hàng năm của anh B tại công ty Dầu khí Y trong năm 2023 theo quy định của Bộ luật lao động và quy định tại Điều 66, Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ là:

SNHN =9 tháng làm việcX 12 ngày =  9 ngày
12 tháng trong năm

Tổng số ngày còn lại trong năm 2023 là: SNN = 275 ngày

Vậy số giờ làm việc chuẩn trong năm 2023 của anh B sẽ là:

Số giờ làm việc chuẩn trong năm = (275 – 9) x 12h = 1596 giờ
2

Người lao động làm việc không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc:

  • Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
  • Phiên làm việc tối đa là 45 ngày.
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên

Người sử dụng lao động thỏa thuận bằng văn bản hoặc thống nhất với người lao động về ca làm việc và phiên làm việc trước khi cử người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển.

Trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển, người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ bù theo quy định hoặc thực hiện công việc trên đất liền theo quy định pháp luật về lao động.

>>> Xem thêm: Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế bao gồm những bước gì? Những ai đủ điều kiện làm sổ đỏ thừa kế?

Tổng số giờ làm việc bình thường trong năm của người lao động làm việc không thường xuyên không được vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong 01 năm.Thông tư 20/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.

Trên đây là thông tin về: “Trong lĩnh vực dầu khi người lao động có thời giờ làm việc, nghỉ ngơi như thế nào? “ Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Hộ chiếu online cho trẻ em: Thủ tục thực hiện thế nào?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Văn phòng công chứng Hà Nội có cử người vào thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực tại các tỉnh miền trung được không?

>>> Dịch vụ sổ đỏ bao gồm những thủ tục gì? Văn phòng nào nhận làm trọn gói các dịch vụ sổ đỏ với giá rẻ?

>>> Muốn công chứng di chúc thì liên hệ văn phòng nào để được hỗ trợ nhanh chóng nhất?

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Muốn thực hiện dịch thuật đa ngôn ngữ thì liên hệ công ty nào để được hỗ trợ thực hiện?

>>> Tiền thai sản được nhận mấy lần? Sinh con lần 3 có được nhận không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *