Đơn phương ly hôn và những điều cần lưu ý. Vấn đề ly hôn đơn phương Toà gọi mấy lần? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết câu trả lời bằng những quy định của pháp luật thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có phải thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ không? 

1. Vợ, chồng ly hôn đơn phương Toà gọi mấy lần?

Ly hôn đơn phương là cách gọi thông thường của việc ly hôn theo yêu cầu của một bên và được định nghĩa cụ thể tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Vợ, chồng ly hôn đơn phương Toà gọi mấy lần?

Trong đó, một trong hai bên vợ chồng sẽ yêu cầu Toà án chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình với người còn lại khi có căn cứ về việc bạo hành gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng không thể kéo dài cuộc hôn nhân.

Ngoài ra, việc ly hôn đơn phương còn xảy ra khi một trong hai bên là vợ chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích thì Toà án cũng sẽ giải quyết cho hai người này ly hôn.

Như vậy, về bản chất, việc ly hôn đơn phương chính là một vụ án dân sự trong đó sẽ có một bên khởi kiện yêu cầu ly hôn với bên còn lại. Và thủ tục thực hiện ly hôn cũng thực hiện theo quy định thủ tục khởi kiện nêu tại Bộ luật Dân sự.

Theo đó, việc ly hôn đơn phương, thường Toà sẽ gọi 02 lần:

– Lần một là khi hoà giải: Hoà giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết vụ án ly hôn đơn phương trừ trường hợp các bên có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt. Việc hoà giải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của vụ án.

Hiện nay, luật không quy định ly hôn đơn phương phải hoà giải mấy lần mà căn cứ vào từng trường hơp cụ thể, Toà án sẽ tổ chức các buổi hoà giải phù hợp.

– Lần hai là khi phiên toà xét xử: Sau khi hoà giải không thành, Toà án sẽ tiến hành mở phiên xét xử. Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án sẽ triệu tập các vợ chồng và người có quyền, lợi ích liên quan để xét xử vụ án ly hôn. Trong đó, nếu vụ án được giải quyết và đưa ra được bản án phù hợp thì vợ chồng chỉ cần xuất hiện ở Toà tại lần triệu tập hợp lệ thứ nhất.

Xem thêm:  Người dưới 18 tuổi có được đứng tên Sổ hồng chung cư?

Tuy nhiên, nếu ở lần triệu tập thứ nhất, các bên không có mặt khiến phiên toà bị hoãn thì Toà sẽ triệu tập lần thứ hai. Tại lần thứ hai này, các bên phải có mặt tại phiên toà.

(trừ các trường hợp đương sự có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Phạm Văn Đồng có dịch vụ công chứng ngoài trụ sở không?

Do đó, thông thường, trong các vụ án ly hôn đơn phương, Toà sẽ gọi vợ chồng đến làm việc trong hai lần để hoà giải và xét xử. Tuy nhiên, nếu tính chất vụ án ly hôn phức tạp, cần phải nhiều lần hoà giải hoặc xét xử nhiều lần thì số lần Toà gọi vợ chồng lên làm việc sẽ nhiều hơn.

2. Ly hôn không đến Toà có được không?

Thủ tục ly hôn đơn phương là thủ tục khởi kiện trong tố tụng dân sự. Do đó, vẫn có trường hợp không cần đến Toà đó là khi có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Ly hôn không đến tòa

Theo đó, căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu các bên có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì phiên toà vẫn giải quyết và tổ chức phiên toà mà không phải hoãn phiên toà.

Tuy nhiên, do Toà xét xử vắng mặt thì các bên không thể trực tiếp trình bày các nội dung phản biện của mình trước Toà mà Toà sẽ căn cứ vào nội dung trong đơn đề nghị để giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật mà không thu thêm phụ phí?

Bởi vậy, thực tế, khi có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì ít nhiều sẽ “thiệt thòi” hơn so với việc trực tiếp xuất hiện ở Toà để giải quyết vụ án ly hôn đơn phương theo thủ tục thông thường.

Trên đây là thông tin về: “Đơn phương ly hôn và những điều cần lưu ý “. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Xem thêm:  Thủ tục thăng hạng giáo viên tiểu học: Hồ sơ cần chuẩn bị

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất bao gồm những gì? Nên thực hiện tại đâu?

>>> Công chức di chúc hết bao nhiêu tiền? Lúc nào thì nên đem di chúc đi công chứng?

>>> Phí công chứng di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tại các văn phòng công chứng có chênh lệch lớn không?

>>> Cộng tác viên là gì? Pháp luật lao động hiện nay có điều chỉnh các quyền và lợi ích của cộng tác viên không?

>>> Lương công chức sau cải cách tiền lương sẽ cao hơn lương người lao động

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *