Nhiều người muốn đầu tư số tiền nhàn rỗi đang có nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm các kênh đầu tư phù hợp, họ thường đơn giản hóa bằng cách tích lũy tiền vào sổ tiết kiệm. Nhưng sổ tiết kiệm là gì? Đây có phải giải pháp đầu tư an toàn và ổn định không? Thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
>>> Xem thêm: Mức phạt áp dụng đối với hành vi đi sai làn đường mới nhất
1. Nội dung cần có trên sổ tiết kiệm
Mỗi khách hàng khi giao dịch gửi tiền tiết kiệm sẽ được cấp một sổ duy nhất. Sổ tiết kiệm này thể hiện chính xác số tiền đã gửi và mức lãi suất bạn sẽ nhận được khi đáo hạn.
Hiện nay, các nội dung bắt buộc phải có trên sổ tiết kiệm được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm. Theo đó, số tiết kiệm phải có:
- Tên tổ chức tín dụng và con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng;
- Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
- Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
- Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
Ngoài các nội dung quy định trên đây, các tổ chức tín dụng có thể quy định thêm các nội dung khác trên sổ tiết kiệm theo quy định của mình
>>> Xem thêm: Chứng chỉ tiếng anh IELTS, TOEIC công chứng dịch thuật lấy ngay được không?
2. Thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm
Để rút tiền từ sổ tiết kiệm thì mất nhiều thời gian và có yêu cầu khắt khe hơn so với các loại thẻ ATM hiện nay.
Đối với hình thức gửi tiền tiết kiệm trực tiếp tại quầy giao dịch, để rút tiền bạn phải đến trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng đó và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xuất trình các giấy tờ bắt buộc:
- Sổ tiết kiệm
- Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân trực tiếp gửi tiết kiệm)
- Các giấy tờ chứng minh về tư cách người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật cho trẻ chưa thành niên, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (đối với người giám hộ hoặc người được ủy quyền)
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân và số tiền muốn rút vào giấy xác nhận rút tiền
Bước 3: Ký vào giấy xác nhận rút tiền theo đúng mẫu chữ ký đã ký khi gửi tiền.
Bước 4: Nhân viên ngân hàng sẽ xác minh các giấy tờ trên và tiến hành trả số tiền gửi tiết kiệm mà bạn muốn rút.
Ngoài hình thức gửi tiết kiệm truyền thống này, hiện nay đã có thêm hình thức mở sổ tiết kiệm online. Đối với hình thức trực tuyến, bạn có thể rút tiền theo hai cách:
- Rút tiền tại cây ATM
Đối với hình thức này bạn thực hiện tương tự như khi rút tiền thông thường theo hướng dẫn trên màn hình.
Bước 1: Tìm máy ATM thuận lợi theo vị trí địa lí của bạn
Bước 2: Đưa thẻ vào khe máy ATM và nhập mã PIN
Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Hãy nhớ chọn phần rút tiền trong tài khoản tiết kiệm và chọn số tiền cần rút.
Bước 4: Chờ máy giao dịch xử lý xong, nhận biên lai nếu có, cất thẻ và kiểm tra số tiền đã rút.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thực hiện công chứng hợp đồng cho thuê nhà không có sổ đỏ để tránh gặp rủi ro.
- Rút tiền trực tuyến
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, internet banking dần trở nên phổ biến hơn. Song song với hình thức mở tài khoản tiết kiệm online, rút tiền trực tuyến cũng là một lựa chọn nhanh chóng cho người dùng.
Quy trình rút tiền được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào app Internet Banking của bạn.
Bước 2: Chọn mục tất toán tài khoản tiết kiệm
Bước 3: Chọn tiếp mục tài khoản tiết kiệm cần tất toán
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về thông qua SMS hoặc email
Bước 5: Chọn xác nhận và đợi ngân hàng xác định giao dịch thành công
>>> Xem thêm: Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả
3. Giải đáp một số câu hỏi
3.1 Sổ tiết kiệm có chuyển khoản được không?
Trả lời: Không
Giải thích: Bản chất của tiết kiệm là tách số tiền gửi ra khỏi giao dịch bình thường nhằm tăng tối đa khả năng sinh lời. Do đã, tách ra khỏi dòng chảy lưu thông tiền tệ thông thường nên sổ tiết kiệm không thể nào chuyển khoản được. Muốn chuyển khoản, bản phải rút số tiền này về lại tài khoản thanh toán của mình. Lưu ý rằng, việc này sẽ
3.2 Sổ tiết kiệm có rút được ở tỉnh khác không?
Trả lời: Được
Giải thích: Hiện nay các ngân hàng đều lưu trữ thông tin khách hàng theo cơ sở dữ liệu chung. Do đó, mỗi chi nhánh của ngân hàng đều có thể truy xuất dữ liệu của khách hàng. Bạn có thể hoàn toàn rút tiền được ở bất kì tỉnh nào có chinh nhánh của ngân hàng mình đăng ký gửi tiết kiệm dựa trên cơ chế này.
3.3 Có được đứng tên 2 người trên sổ được không?
Trả lời: Được
Giải thích: Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho phép việc thực hiện mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Hình thức này gọi là tiết kiệm đồng sở hữu. Lưu ý rằng, việc thực hiện các giao dịch liên quan cần có mặt đồng thời các chủ sở hữu để phù hợp với tinh thần chung của Bộ luật Dân sự 2015.
3.4 Có được gửi thêm tiền vào sổ không?
Trả lời: Được
Giải thích: Việc gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm là một hình thức mới xuất hiện những năm gần đây. Thực tế trước kia, về nguyên tắc, khách hàng không được gửi thêm tiền vào sổ khi chưa đến kỳ đáo hạn. Tuy nhiên, với sự phát triển như hiện nay, ngân hàng cũng đã linh hoạt trong những chính sách gửi tiết kiệm. Với các gói tích lũy đa dạng, bạn có thể dễ dàng gửi thêm tiền với mức lãi suất hấp dẫn.
>>> Xem thêm: Phòng công chứng Minh Khai công chứng giấy tờ mua bán đất có mất phí ngoài giờ không?
Trên đây là bài viết giải đáp về “Sổ tiết kiệm là gì? Thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHÓA:
>>> Kiểm tra sổ đỏ thật giả bằng cách nào? Hướng dẫn chi tiết cách đọc thông tin trên sổ đỏ chính xác nhất
>>> Khi nào di chúc miệng hợp pháp ? Nhờ người khác đi công chứng hộ thì di chúc có đúng luật ?
>>> Điều kiện, hồ sơ thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ cho rừng sản xuất là rừng trồng năm 2023
>>> Có được thực hiện công chứng ngoài trụ sở hay không? Trường hợp nào được áp dụng?
>>> UBND xã có được công chứng hợp đồng ủy quyền về đất đai hay không?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch