Những năm qua, du lịch Việt Nam đang phát triển rất nhanh, mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và quảng bá văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế. Vậy hiểu theo Luật Du lịch, du lịch là gì? Vai trò của du lịch đối với kinh tế và xã hội là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? 03 cách phân biệt sổ hồng với sổ đỏ cực dễ?

1. Khái niệm du lịch là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Có thể hiểu, du lịch là hoạt động của một người di chuyển đến một địa điểm và lưu trú một thời gian ngắn nhằm tham quan, tìm hiểu, khám phá… một địa danh, một sự kiện.

Ví dụ: Khi bạn từ Việt Nam sang Thái Lan để tham quan thành phố Bangkok, các hoạt động ở sân bay, đến khách sạn, cho đến thăm các địa điểm ở Bangkok, tất cả đều là hoạt động du lịch. 

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng di chúc tại nhà được thực hiện như thế nào?

2. Vai trò của du lịch đối với kinh tế và xã hội

Về mặt kinh tế

– Hỗ trợ ngành giao thông vận tải, bảo hiểm, nhà hàng, dịch vụ ăn uống phát triển. Dễ dàng nhận thấy, xung quanh những địa danh du lịch, cơ sở hạ tầng rất phát triển, đặc biệt là những con đường, nhà hàng khang trang mọc lên. 

– Lượng tiêu thụ sản phẩm tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tăng. Du lịch kéo theo sự phát triển của các ngành khác, dẫn đến lượng tiêu thụ sản phẩm tăng cao, đóng góp to lớn cho tổng thu nhập quốc dân hàng năm.

– Việc sử dụng ngoại tệ để trao đổi sẽ giúp đất nước gia tăng ngoại tệ, cân bằng thanh toán quốc tế. 

– Người bán có khả năng kiếm được lợi nhuận cao, đặc biệt đối với các mặt hàng thủ công, đồ cổ, sản phẩm truyền thống, vì không tốn khoản phí cho việc vận chuyển mà chỉ cần bán trực tiếp tới khách du lịch nên lợi nhuận sẽ cao hơn.

du lịch

Về mặt xã hội

– Du lịch giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Việc phát triển du lịch cần một lượng lớn nhân công, điều này tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

– Giúp duy trì và phát triển những địa danh như làng nghề, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử cũng tạo nên sự đa dạng về địa danh cho khách du lịch.

Xem thêm:  Đất thổ canh là gì? Thời hạn sử dụng đất thổ canh là bao nhiêu năm?

– Quảng bá văn hóa tốt đẹp của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, từ đó có góc nhìn chân thực về con người, văn hóa nước ta.

>>> Xem thêm: 05 cách tìm đối tác hợp tác kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Nguyên tắc và chính sách phát triển du lịch hiện nay

Theo Điều 4 Luật Du lịch 2017, việc phát triển du lịch phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Phát triển du lịch theo hướng bền vững, có kế hoạch cụ thể rõ ràng

– Phát triển du lịch nhưng phải bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

– Đảm đảm an ninh, an toàn quốc gia, mở rộng mối quan hệ với các nước, quảng bá di sản văn hóa

– Đảm bảo quyền lợi quốc gia, doanh nghiệp,cá nhân kinh doanh du lịch

– Phát triển du lịch thu hút khách du lịch lẫn trong và ngoài nước, không phân biệt đối xử giữa khách du lịch nội và ngoại địa

du lịch là gì

– Tập trung phát triển, đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn của cả nước

– Sẽ có những chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch

– Tập trung phát triển các hoạt động như kiểm tra, đánh giá, hoạch định phát triển giá trị tài nguyên du lịch. Phát triển thương hiệu du lịch địa phương, quốc gia. Tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ khách du lịch.

– Nhà nước có những chính sách hỗ trợ phát triển bao gồm:

  • Nghiên cứu và phát triển cơ sở vật chất, dịch vụ chất lượng cao
  • Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
  • Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào phát triển du lịch
  • Xây dựng những khu du lịch phức hợp đầy đủ tiện nghi, phục vụ du khách
  • Tìm kiếm và khai thác những khu du lịch hoang sơ, chưa được biết đến.

– Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch ngoại quốc về điều kiện lưu trú, thủ tục xuất nhập cảnh, thuế và những quyền lợi mà khách du lịch có.

>>> Xem thêm: Mức giá công chứng hợp đồng ủy quyền quyền sử dụng đất

4. Những hành vi cấm trong hoạt động du lịch là gì?

Theo Điều 9 của Luật Du lịch 2017, hoạt động du lịch sẽ bị cấm những hành vi sau:

– Gây ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự xã hội. Tham gia những hoạt động trái với thuần phong mỹ tục

– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người ra khỏi biên giới Việt Nam trái phép

– Làm hại tới tài nguyên du lịch, tổn hại môi trường

– Thu lợi bất chính từ khách du lịch, ép sử dụng những sản phẩm du lịch

– Không có giấy phép kinh doanh hoặc chưa đủ điều kiện để kinh doanh

Xem thêm:  Triệt sản: Chế độ hỗ trợ và quy định hưởng chế độ hỗ trợ

– Giả dạng hoặc sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của công ty khác

– Chưa đủ điều kiện hành nghề hướng dẫn du lịch

– Quảng bá sai sự thật về hạng, loại cơ sở cư trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước công nhận

– Cách hành vi nghiêm cấm khác

>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng giao tận nơi miễn phí trong 24h

Trên đây là bài viết giải đáp về “Du lịch là gì? Vai trò của du lịch đối với kinh tế và xã hội”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Thủ tục cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ mới nhất 2023

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền như thế nào? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

>>> Có thể thực hiện kiểm tra sổ đỏ thật giả chính xác ở đâu?

>>> Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng nhà đất

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *