Chứng minh nhân dân vốn là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân và đang dần bị thay thế bởi Căn cước công dân gắn chip. Vậy khi nào bị cấm dùng Chứng minh nhân dân?

1. Từ năm 2025 trở đi quy định về việc sử dụng Chứng minh thư nhân dân như thế nào?

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, Chứng minh nhân dân (CMND) có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).

>>> Xem thêm: Công chứng căn cước công dân ở phường hay văn phòng công chứng tư nhanh hơn?

Trong khi đó, từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip thay cho CMND. Nghĩa là, những người được cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND chính thức bị “khai tử” và việc sử dụng CMND sau thời điểm bị cấm.

Tuy nhiên, mới đây, theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước năm 2023 số 26/2023/QH15, Chứng minh nhân dân còn hạn đến sau 31/12/2024 thì chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024. Tức là, sang năm 2025, sẽ chính thức “khai tử” hoàn toàn CMND.

Đồng thời, các loại giấy tờ pháp lý hiện đang sử dụng thông tin từ số CMND vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng. Công dân sẽ không bị yêu cầu thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND trong giấy tờ đã cấp.

Ngoài ra, các Chứng minh nhân dân hết hạn từ ngày 15/10/2024 đến trước 30/6/2024 thì tiếp tục được sử dụng hết ngày 30/6/2024.

Khi nào Chứng minh nhân dân bị cấm sử dụng?

2. Các trường hợp trước năm 2025

Trước thời điểm chính thức bị khai tử từ 01/01/2025 theo quy định của Luật Căn cước năm 2023, giải đáp “khi nào bị cấm dùng CMND” sẽ gồm các trường hợp dưới đây:

2.1 Khi một người dùng hai hoặc nhiều Chứng minh nhân dân

Điều này được quy định rất rõ tại Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng nhanh gọn, uy tín tại Hà Nội.

Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục ủy quyền dự họp đại hội đồng cổ đông [Chi tiết nhất]

Cụ thể, Thông tư này cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND. Trường hợp mất CMND đã được cấp lại CMND khác, nếu tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại.

2.2 Khi thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam.

Chứng minh thư sử dụng khi nào

Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND sẽ bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam. CMND là giấy tờ tùy thân dành cho công dân Việt Nan, do đó, khi từ bỏ quốc tịch, người đó sẽ không còn được giữ và sử dụng CMND nữa.

2.3 Khi ra nước ngoài định cư

Dù chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu ra nước ngoài định cư, công dân cũng bị cấm sử dụng CMND. Trong trường hợp này, CMND cũng sẽ bị thu hồi (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 05).

Người có thẩm quyền thu hồi CMND trong trường hợp (2) và (3) nêu trên là công an cấp huyện nơi cấp CMND.

>>> Xem thêm: Không làm Sổ đỏ trước 2026 sẽ mất rất nhiều tiền, có đúng không?

2.4 Khi dùng Chứng minh thư nhân dân của người khác

Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc chiếm đoạt, sử dụng CMND của người khác sẽ bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng.

2.5 Trường hợp khác khi sử dụng Chứng minh thư nhân dân

Điều 5 của Nghị định 05/1999/NĐ-CP chỉ rõ, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:

– CMND hết thời hạn sử dụng;

– CMND hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng mua bán nhà.

Việc sử dụng CMND trong các trường hợp là không hợp lý và cần làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

Trên đây là giải đáp chi tiết về Khi nào bị cấm dùng Chứng minh nhân dân?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Chính sách ngoại thương là gì? Những điều cần biết về chính sách ngoại thương

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com


Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *